a/ Bụi gỗ, Bụi trong nhà máy gỗ.
Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau:
– Cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc.
– Rọc, xẻ gỗ.
– Khoan, phay, bào.
– Chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn mm. Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 -20 mm, nên dể phát tán trong không khí.
Nếu không có hệ thống xử lý bụi ngành gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây.
b/ Các phương hệ thống xử lý bụi
- Thiết bị xử lý bụi ngành gỗ kiểu đứng – xyclone
Thiết bị xử lý bụi ngành gỗ kiểu đứng thường được gọi là xyclone
Nguyên tắc hoạt động: Không khí mang bụi đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến với thân trụ đứng, nhờ vậy mà không khí sẽ có chuyển động xoáy ốc bên trong thân hình trụ của xiclon và khi chạm vào ống đáy hình phễu, dòng khí bị dội ngược trở lên nhưng vẫn giữ được chuyển động xoáy ốc rồi theo ống thoát khí sạch ra ngoài. Ống thoát khí sạch lắp cùng trục đứng với thân hình trụ. Phần dưới của thân trụ có phểu chứa bụi và dưới cùng là ống xả bụi. Trong dòng chuyển động xoáy ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực li tâm làm cho chúng có xu hướng tiến dần về phía thành ống rồi chạm vào đó, mất động năng và rơi xuống đáy.
Xyclone thường được sử dụng trong các trường hợp:
– Lọc bụi thô
– Nồng độ bụi ban đầu cao > 20 g/m3
- Thiết bị xử lý bụi ngành gỗ bằng túi lọc bụi
Túi lọc bụi thường được cấu tạo từ một hoặc nhiều lớp sợi trong đó mỗi lớp có thể được xem như những thanh tiết diện tròn (hình trụ) nằm cách nhau từ 5 – 10 lần kích thước hạt bụi cần lọc. Quá trình giữ bụi trong lưới lọc diễn ra trên cơ sở nhựng hiện tượng sau đây: khi dòng khí mang bụi đi qua lưới lọc, các hạt bụi tiếp cận với các sợi của vật liệu lọc và tại đó xảy ra các tác động tương hỗ giữa hạt bụi và vật liệu lọc. Các dạng chính của tác động tương hỗ là va đập quán tính, thu bắt do tiếp xúc và khuếch tán.